Các dấu hiệu gà đá thiếu dinh dưỡng sẽ cho chủ kê biết sớm để điều trị dứt điểm căn bệnh mà chúng ta thường mắc phải khi nuôi gà. Từ khẩu phần ăn cho gà cần bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin. Dinh dưỡng có vai trò lớn trong việc hình thành cấu trúc cơ thể, xương gà đến việc tạo thành vỏ trứng. Bài viết dưới đây của Vuabai9x sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung này.
Contents
Nguyên nhân khi gà chọi thiếu dinh dưỡng
Thức ăn công nghiệp không được đảm bảo: Bạn mua và sử dụng các loại cám kém chất lượng, không đảm đảm bảo chế độ dinh dưỡng.Do chủ nuôi thiếu hiểu biết về chất dinh dưỡng trong pha trộn thức ăn, nên pha trộn không đúng khẩu phần ăn hoặc pha trộn các chất đối lập gây mất tác dụng của nhau.Bạn sử dụng cám hoặc bảo quản cám kém dẫn tới thức ăn mất chất, bị hỏng, bị nấm mốc.

Các dấu hiệu gà đá thiếu dinh dưỡng
Khi gà có các dấu hiệu gà đá thiếu dinh dưỡng sẽ có rất nhiều các biểu hiện khác thường, đây cũng chính là vấn đề mà người chăn nuôi khó phát hiện ra sớm. Có khá nhiều triệu trứng không rõ ràng hoặc hay nhầm lẫn với các loại bệnh khác như bệnh gà rù, bệnh giun sán, bệnh cầu trùng… Gà sẽ bị gầy yếu, xù lông, còi cọc, chậm lớn.
Khi chủ gà ấp trứng bằng máy ấp trứng hay cho gà mẹ ấp tự nhiên mà tỉ lệ nở kém, chết phôi nhiều thì các bạn cần xem xét lại liệu gà đã ăn đủ chất chưa. Gà thường có biểu hiện bất thường ở bộ phận nào đó như mắt, lông, chân, hay cắn mổ nhau, các hoạt động không bình thường của cơ thể,…
Khi gà thiếu vitamin
Một số dấu hiệu gà đá thiếu dinh dưỡng, vitamin:
- Vitamin A : Giảm sản lượng trứng, lòng đỏ nhạt, tăng trọng kém.
- Vitamin D3: Vỏ trứng mỏng, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, vẹo xương, chậm lớn.
- Vitamin E: Sưng khớp, quay cuồng.
- Vitamin K: Máu chậm đông, xuất huyết trong cơ.
- Vitamin B1 (Thiamin): Giảm tính thèm ăn, viêm đa dây thần kinh.
- Vitamin B2 (Riboflavin): Ngón chân bị cong, viêm da, chậm lớn, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
- Vitamin H (Biotin): Viêm da ở chân, quanh mỏ, quanh mắt.
- Inositol: Chậm lớn, gan nhiễm mỡ.
Thiếu mồi cho gà chọi
Đối với gà chọi, mồi là một trong những thức ăn bổ sung nguồn đạm và protein cho cơ thể, giúp cho gà hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Thiếu mồi gà sẽ yếu, không đá khoẻ, chiến đấu kém. Các sư kê nên biết cách chọn mồi cho gà, một số loại mồi đem lại hiệu quả cao như:
- Sâu giúp tăng độ hưng phấn và thúc đẩy quá trình thay lông cho gà.
- Lươn bổ máu cho gà, đặc biệt tốt với những gà bị tái mặt, tím mồng.
- Thịt bò là thực phẩm giúp gà phát triển cơ bắp rất tốt, phù hợp để sử dụng khi gà bị suy ốm hoặc trúng gió, giúp gà nhanh hồi phục sức khỏe.

Thiếu thức ăn dành cho gà đá
Không giống những loại gà lấy thịt hoặc gà lấy trứng tại các trang trại, gà đá kể cả các giống gà đá hay nhất hiện nay, thì nguồn thức ăn đều phải đảm bảo tiêu chuẩn cố định. Đặc biệt, hàm lượng chất dinh dưỡng thay đổi trong mỗi thời kỳ là vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào từng độ tuổi phát triển của gà mà khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng sẽ khác nhau.
Thóc và lúa là thức ăn chính cho gà đá, các loại thóc, lúa sẽ giúp cung cấp được chất lượng đạm và chất dinh dưỡng cho gà chọi, giúp gà tăng độ săn chắc của cơ thể, tăng lực đá và sức chịu đòn. Để gà có được nguồn thức ăn cho gà đá chất lượng, người nuôi nên lựa chọn thóc, lúa một cách kỹ càng, nên chọn thóc, lúa không bị mọt, ẩm mốc, không dính tạp chất. Tiếp theo, cần đãi sạch và ngâm lúa trong nước khoảng 30 phút, sau đó chắt ra cho gà ăn để tránh dấu hiệu gà đá thiếu dinh dưỡng.
Gà thiếu rau xanh
Rau xanh là một thức ăn không thể thiếu trong thực đơn của à. Trong rau xanh chứa rất nhiều chất vitamin, khoáng chất, có tác dụng trong việc giải độc tự nhiên cho gà. Ngoài ra, còn giúp làm mát thân nhiệt của gà trong những ngày nắng nóng. Nên sử dụng những loại rau như: rau muống, xà lách, giá đỗ để cho gà ăn. Khi gà thiếu rau xanh có biểu hiện mổ lông con khác trong đàn.
Xem Thêm >>
- Top 10 khoáng chất thiết yếu cho gà đá, chiến tốt
- Top 8 công thức đồ ăn cho gà đá chuẩn nhất mà bạn nên tham khảo
Chế độ chăm sóc và tập luyện cho gà
Đối với gà đá bị suy dinh dưỡng, gà chọi thiếu thịt nên được bố trí ngủ ở những khu vực hạn chế gió lùa, nhiệt độ phải ấm áp nhằm hạn chế các bệnh tật liên quan trong quá trình chăm sóc. Ngoài ra, bạn không nên nhốt chung những con bị suy, thiếu thịt với những con gà chọi sung mãn, hung hăng.
Thêm vào đó, bạn phải tiến hành vệ sinh chuồng trại, khu vực sống của gà chọi một cách thường xuyên nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phòng các loại bệnh truyền nhiễm bởi khi gà bị nhiễm bệnh sẽ thường bỏ ăn, ốm yếu và dễ bị suy, thiếu thịt. Thêm vào đó nên cho gà được tự do đi lại kiếm ăn, tắm nắng thường xuyên.

Kết luận
Như vậy, bài viết đã nêu ra các dấu hiệu gà đá thiếu dinh dưỡng mà các anh em cần nhận biết được. Vuabai9x đã chia sẻ đến bạn một số khẩu phần ăn và tập luyện hợp lý cho gà. Chúc các sư kê sẽ có được các chiến kê sở hữu “sức khỏe mạnh mẽ, cơ thể dẻo dai và khả năng chịu đòn tốt”.
Ngày xuất bản:17/05/2022 @ 09:47